Title Image
Home  /  TIN TỨC   /  Quá Trình Niềng Răng: Từ Lúc Bắt Đầu Đến Khi Tháo Niềng

Quá Trình Niềng Răng: Từ Lúc Bắt Đầu Đến Khi Tháo Niềng

Trước khi quyết định đến nha khoa, chắc hẳn câu hỏi “Niềng răng có đau không, quá trình niềng răng như thế nào?” là điều mà nhiều người quan tâm. Nếu bạn cũng đang tìm lời giải đáp cho thắc mắc trên thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Quy trình niềng răng tiêu chuẩn tại nha khoa H Dental

Quy trình niềng răng là một yếu tố quan trọng quyết định kết quả chỉnh nha có đạt yêu cầu hay không. Tùy vào từng nha khoa và từng tình trạng răng của khách hàng mà các bước niềng răng sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Tại H Dental, quá trình chỉnh nha thường trải qua các giai đoạn như sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp X-quang

Quy trình niềng răng bắt đầu từ lúc thăm khám và kiểm tra tình hình răng miệng

Quy trình niềng răng bắt đầu từ lúc thăm khám và kiểm tra tình hình răng miệng

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ kiểm tra răng miệng và chụp X-quang để xác định rõ cấu trúc răng, tình trạng hiện tại của bệnh nhân gặp phải là răng thưa, hô, móm, lệch khớp cắn hay gặp một vấn đề nào khác.

Đồng thời việc thăm khám cũng giúp bác sĩ đánh giá người bệnh đủ điều kiện niềng không, nhằm hạn chế tối đa các tác hại của niềng răng. Thêm vào đó nếu đủ điều kiện, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn các loại mắc cài phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện của mình. 

Bước 2: Đánh dấu răng và lập kế hoạch điều trị

Sau khi đã hiểu về tình trạng răng của khách hàng bác sĩ sẽ lấy dấu răng hàm

Sau khi đã hiểu về tình trạng răng của khách hàng bác sĩ sẽ lấy dấu răng hàm

Sau khi đã hiểu về tình trạng răng của khách hàng, bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị và dịch chuyển răng sao cho đạt hiệu quả cao. Từ phác đồ này, khách hàng có thể hình dung được hình ảnh của mình sau khi niềng. Bác sĩ cũng sẽ thông báo cho khách hàng biết về tình trạng hiện tại của họ có cần thực hiện thêm các thủ thuật nào khác như điều trị bệnh lý, nhổ răng hay không. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu răng để chuẩn bị thiết kế mắc cài và lên lịch hẹn tái khám.

Bước 3: Thiết kế mắc cài

Từ dấu răng hàm bác sĩ lập kế hoạch niềng răng sao cho hiệu quả nhất

Từ dấu răng hàm bác sĩ lập kế hoạch niềng răng sao cho hiệu quả nhất

Sau khi khách hàng được lấy dấu hàm bằng thạch cao, phần thạch cao này sẽ được vận chuyển đến bộ phận chuyên về thiết kế mắc cài. Mắc cài được thiết kế chuyên biệt phù hợp với từng khách hàng. Thời gian thiết kế này khá nhanh, chỉ khoảng 1 tuần sau là đã hoàn thành.

Bước 4: Gắn mắc cài

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài và dây cung cho bệnh nhân

Bác sĩ tiến hành gắn mắc cài và dây cung cho bệnh nhân

Theo lịch hẹn của bác sĩ từ trước, khách hàng sẽ quay lại nha khoa để tái khám và được gắn các mắc cài lên răng. Khoảng thời gian sau này, nhiều người sẽ thấy khó chịu và chưa quen khi có mắc cài trên răng, nhưng lâu ngày cảm giác này sẽ dần hết, người đeo niềng sẽ cảm thấy thoải mái.

Bước 5: Tái khám

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám khoảng 1 tháng 1 lần để kiểm tra và theo dõi

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu tái khám khoảng 1 tháng 1 lần để kiểm tra và theo dõi

Đối với đa số trường hợp, khách hàng sẽ được yêu cầu tái khám khoảng 1 tháng 1 lần. Bác sĩ sẽ kiểm tra và tiến hành chỉnh lại dây cung với mắc cài sao cho hiệu quả. Dù quá trình niềng răng diễn ra khá lâu, từ khoảng 18 tháng – 24 tháng nhưng bạn hãy cố gắng kiên nhẫn và thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn để đảm bảo chỉnh nha đạt kết quả tốt.

Bước 6: Gỡ niềng và đeo hàm duy trì

Đeo hàm duy trì nhằm giữ răng không quay về vị trí cũ

Đeo hàm duy trì nhằm giữ răng không quay về vị trí cũ

Sau khi tháo mắc cài, răng có thể lung lay và dịch chuyển về vị trí cũ, vì vậy mà việc đeo hàm duy trì là một bước hết sức quan trọng mà bạn cần chú ý. Hãy thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và kiên trì đeo hàm duy trì trong một khoảng thời gian để răng được cố định và đều đẹp.

Một vài lưu ý trước khi niềng răng

Niềng răng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của người thực hiện. Vì vậy, nếu như bạn cũng đang muốn nhờ phương pháp này để cải thiện khuyết điểm của mình, hãy tìm hiểu thật kỹ để ra quyết định thật đúng đắn nhé.

Độ tuổi niềng răng

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là khoảng từ 12-18 tuổi

Độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là khoảng từ 12-18 tuổi

Theo các chuyên gia trong ngành cho biết, độ tuổi niềng răng thích hợp nhất là khoảng từ 12-18 tuổi. Bởi vì ở độ tuổi này, răng sữa đang dần được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Vị trí các răng đã được xác định và hàm thì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Nếu chỉnh nha trong thời gian này sẽ rút ngắn được thời gian và tỷ lệ thành công cũng cao hơn.

Những người lớn hơn độ tuổi này vẫn có thể niềng răng, tuy nhiên thời gian niềng sẽ kéo dài lâu hơn vì xương hàm đã cứng cáp và khó có thể dịch chuyển, nếu có thì quá trình dịch chuyển chậm và lâu.

Phương pháp niềng

4 phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

4 phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, với sự phát triển trong lĩnh vực nha khoa, phương pháp niềng cũng ngày càng đa dạng hơn. Mỗi phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, đáp ứng cho từng sở thích, nhu cầu và điều kiện của khách hàng. Dưới đây là những phương pháp niềng phổ biến đang được sử dụng tại nha khoa H Dental và kèm theo chi phí cho từng loại. Mời bạn tham khảo:

Phương pháp Chi phí (2 hàm)
Niềng răng bằng mắc cài kim loại 30.000.000 – 35.000.000 đồng
Niềng răng bằng mắc cài kim loại tự đóng 40.000.000 – 45.000.000 đồng
Niềng răng bằng mắc cài sứ 45.000.000 – 50.000.000 đồng
Niềng răng bằng mắc cài sứ tự đóng 50.000.000 – 60.000.000 đồng
Niềng răng bằng mắc cài lắp mặt trong 85.000.000 – 115.000.000 đồng
Niềng răng phương pháp invisalign 80.000.000 – 120.000.000 đồng
Niềng răng bằng khí cụ tháo lắp cho trẻ em Trung bình khoảng 5.000.000 đồng

Những câu hỏi liên quan về quá trình niềng răng

Trong quá trình tư vấn và điều trị cho khách hàng, H Dental nhận được khá nhiều câu hỏi từ phía khách hàng về chủ đề niềng răng. Chúng tôi xin được trả lời chung tại đây để quý khách hàng cùng nắm bắt.

Trong quá trình niềng răng giai đoạn nào đau nhất?

Giai đoạn gắn mắc cài và căng dây cung là đau nhất trong quá trình niềng răng

Giai đoạn gắn mắc cài và căng dây cung là đau nhất trong quá trình niềng răng

Trong quá trình niềng răng giai đoạn nào đau nhất? Khi bắt đầu thực hiện niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ gắn mắc cài hoặc đeo khay niềng. Giai đoạn này được xem là đau và khó chịu nhất. Răng đang thoải mái thì bị gắn mắc cài vào, chịu nhiều lực tác động từ các khí cụ làm cho răng chưa thể thích ứng kịp. Chính vì vậy mà bạn sẽ cảm thấy đau, ê buốt chân răng. Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, chỉ sau vài tuần thì răng sẽ làm quen được sự tồn tại của các khí cụ và có thể ăn nhai thoải mái như trước.

Ngoài ra, trong quá trình niềng răng bạn cũng sẽ cảm thấy đau ở những giai đoạn sau:

  • Gắn thun tách kẽ: có tác dụng giữ và neo chặn cho vật liệu chỉnh hình sau này. Thao tác này sẽ dễ khiến bạn khó chịu, đau nhức. Tuy nhiên, hiện nay các nha khoa đã chuyển sang sử dụng lò xo tách kẽ thay vì sợi thun để tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng hơn.
  • Gắn các mắc cài và sợi dây đầu tiên: Vì dây cung môi đã bắt đầu tác dụng lực lên răng nên bạn sẽ bị đau âm ỉ. Nếu bác sĩ sử dụng một sợi dây nhỏ hơn và vẫn có tính đàn hồi thì sẽ giúp bạn thích nghi hơn với sự dịch chuyển của răng, từ đó mà cảm giác khó chịu cũng giảm dần.
  • Kéo lò xo, tăng lực: Việc bác sĩ thực hiện điều chỉnh lực kéo sẽ khiến người niềng răng bị đau nhức nhiều hơn. Nếu như bạn cảm thấy cơn đau này kéo dài quá lâu hãy thông báo ngay với bác sĩ để được điều chỉnh lại cho phù hợp.
  • Khí cụ làm trầy xước môi, má, áp-tơ: Nếu như bạn gặp phải tình trạng này, hãy đến gặp bác sĩ sớm. Bác sĩ sẽ dựa vào từng trường hợp mà quyết định bạn nên uống thuốc giảm đau hay áp dụng các mẹo giảm đau đơn giản phù hợp. 

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu?

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu tối thiểu 6 tháng.

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu tối thiểu 6 tháng.

Hàm duy trì là một loại khí cụ chỉnh nha, được sử dụng ở giai đoạn cuối cùng để kết thúc các giai đoạn niềng răng chỉnh nha. Rất nhiều trường hợp vì sự chủ quan, người niềng răng không đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ đã làm cho răng bị xô lệch và chạy về vị trí cũ.

Theo tiêu chuẩn, sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu tối thiểu 6 tháng. Trong thời gian này, bạn nên đeo hàm duy trì liên tục và chỉ tháo ra trong lúc ăn hoặc lúc vệ sinh răng. Sau 6 tháng, bạn chỉ cần đeo hàm duy trì vào ban đêm và tần suất đeo có thể giảm dần theo thời gian. Lưu ý rằng bạn vẫn cần thường xuyên đến nha khoa tái khám để được bác sĩ theo dõi, đảm bảo răng chắc khỏe và không bị tái phát.

Trên đây là những điều bạn cần biết về quy trình niềng răng chuẩn bộ Y Tế và các lưu ý liên quan bạn nên biết. Chúc bạn sẽ có một nụ cười rạng rỡ, tự tin và cuốn hút. Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí hãy đến ngay cơ sở nha khoa HDental gần nhất hoặc liên hệ với chúng tôi qua SĐT 0898533979. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng.

5/5 - (2 bình chọn)
Bác Sĩ Nguyễn Trọng Tấn

Bác sĩ Trọng Tấn là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị và phục hồi răng thẩm mỹ tại Việt Nam. Với hơn 14 năm hành nghề trong nước và cả ngoài nước,ông đã điều trị thành công cho hơn 3000 trường hợp có khuyết điểm về răng miệng và mang đến cho họ một nụ cười tự tin toả sáng. Bác sĩ Tấn luôn có mong muốn mang đến cho mọi người một nụ cười toả sáng và tự tin. Vì thế ông đã nỗ lực và tâm huyết hết mình, từ đó ông thành lập HDental và xem đây là nơi có thể mang lại nụ cười đẹp cho tất cả mọi người. Bác sĩ Tấn luôn đề cao sức khoẻ và sự hài lòng của bệnh nhân lên hàng đầu, vì thế ông đã đào tạo đội ngũ nhân viên và bác sĩ sao cho có thể đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

0909.305.309
chat-active-icon